Gà Mía là một trong những giống gà nổi bật ở Việt Nam và đang được rất nhiều bà con chọn lựa để chăn nuôi và sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn biết rõ về giống gà này có đặc điểm ra sao. Qua bài viết dưới đây sv388 sẽ mang đến cho bạn những kiến thức liên quan đến gà mía.
Nguồn gốc của gà mía
Giống gà có nguồn gốc xuất xứ từ xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện,Tỉnh Hà Tây (nay là xã Sơn Tây, Hà nội). Là một trong những loại gia cầm nổi tiếng ở nước ta. Thịt của giống gà này thơm và lại ít mỡ. Cộng với đó là vị ngọt dai và mềm nên rất được nhiều người ưa và đã dùng. Bên cạnh đó thời gian nuôi cũng không quá dài nên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà đầu tư chăn nuôi.
Đặc điểm của Gà Mía
Gà Mía Việt Nam là giống gà ít bị pha tạp so với các giống gà khác tại nước ta. Gà có ngoại có ngoại hình hơi thô: Mình ngắn, đùi to, thô, mắt sâu,mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ. Lông của gà trống màu tía,.còn lông gà mái thì có màu nâu xám hay màu vàng nhiều hơn.Màu lông của gà có sự thuần nhất. Đặc biệt, tốc độ mọc lông của giống gà này tương đối mọc chậm hơn so với các giống gà khác, khi gà trống đạt 15 tuần tuổi mà lông chỉ mới phủ kín thân mình.
Khối lượng của gà
Lúc mới sinh ra khối lượng của gà khoảng chừng 32g.Vào thời điểm được 4 tháng tuổi, bình quân gà trống cân nặng 2.32 kg, còn gà mái đạt khoảng 1.9kg. Gà 6 tháng tuổi, bình quân mỗi con gà trống 3.1kg, và 2.4 kg cho gà mái. Khi trưởng thành, gà mái thường nặng từ 3 – 3,5kg và gà trống có thể lên tới 5kg.
Khi đẻ trứng
Gà đẻ trứng khá muộn, thường thì khoảng tầm 7-8 tháng tuổi mới có trứng. Số lượng trứng trung bình mỗi năm của 1 con là từ 50 – 55 trứng, khối lượng trứng khoảng 50 – 55g/quả.Tỷ lệ trứng có phôi trong trứng đẻ trong 1 năm lên đến 88%. Tỷ lệ sống sót gà con đến tuần thứ 8 là khoảng 98%.
Chất lượng thịt của gà
Thịt thì thơm ngon, da giòn và ít mỡ dưới da. Loại gà này có sức khỏe tốt và phù hợp với hình thức nuôi thả tự nhiên. Vì tuổi đẻ của gà mía khá muộn và sản lượng trứng trong một năm trứng trong năm cũng không nhiều, nên chủ yếu chỉ nuôi giống gà này để làm thịt hoặc lai tạo với các giống gà nội hoặc nhập nội khác.
Thịt Gà Mía không chỉ có hương vị thơm ngon và hấp dẫn, mà còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Nó được sử dụng để chữa ung nhọt, băng huyết, xích bạch đới và còn là thực phẩm bổ âm tỳ vị, bổ khí huyết và thận. Thịt Gà Mía ngày nay trở thành trong những đặc sản được ưa chuộng với giá trị kinh tế cao trên thị trường.
Giá thành gà mía
Hiện nay, gà mía giống có giá khoảng 10.000 – 20.000 đồng/con. Gà mía thả vườn nuôi tự nhiên thường có giá từ 150.000 – 170.000 đồng/con.
Cách nuôi gà Mía năng suất cao
Khi chọn kê để nuôi, mọi người nên lựa những con mắt sáng, nhanh nhẹn. Bụng thon, mỏ đều, chân to. Không bị các dị tật như khoèo chân, mỏ vẹo, hở rốn, xệ bụng, cánh xệ.
Ngoài ra nên chọn giống con có sự đồng đều về trọng lượng và nên mua từ một cơ sở có quy tín để đảm bảo chúng có bị nhiễm bệnh truyền nhiễm gì hay không…
Xây dựng chuồng trại cho gà
Khi làm chuồng trại, mọi người nên cần phải lưu ý một số vấn đề sau để có thể đạt được hiệu quả cao nhất:
- Xây ở nơi khô ráo và thoáng mát. mỗi mét vuông có từ có từ 1 đến 3 con là ổn.
- Rào lưới xung quanh che chắn bằng lưới b40, gỗ,tre đều được.
- Nên làm thêm hồ chứa tro, cát và điểm sinh hoạt để cho gà tắm.
- Lắp đặt máng sỏi, đá nhỏ và cát xung quanh nơi chăn thả để kê tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Tập tính của gia cầm này là ngủ trên cao. Vì vậy nên lắp đặt dàn đậu trong chuồng cho kê. Khi lắp dàn nên cách nền từ 0.5m và cách nhau từ 0.3 đến 0.4m.
- Xây chuồng hướng Đông Hoặc đông Nam.Để gà có thể hứng được ánh nắng buổi sáng và tránh được cái nắng gay gắt buổi chiều.
Thức ăn cho gà
- Khi còn nhỏ, nên chia nhiều cữ ăn trong ngày cho gà thay vì cho ăn một lần. Mỗi lần cho ăn nên cho lượng thức ăn vừa phải.
- Dùng máng treo thì nên điều chỉnh độ cao vừa phải,gà có thể ăn thoải mái. Tránh thức ăn rơi ra ngoài.
- Trường hợp chăn nuôi chủ yếu là nhốt chuồng thì đừng quên cung cấp khoáng chất, vitamin, rau xanh. Bên cạnh đó bổ sung thức uống sạch cho gà.
Chăm sóc và phòng bệnh
- Khi nuôi, đừng quên vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
- Máng ăn và uống nên được vệ sinh hàng ngày để đảm bảo an toàn vệ sinh cho gà…
- Hệ thống đèn sưởi cũng cần được phải thường xuyên lau chùi cẩn thận.
- Mỗi sáng nên mở cửa chuồng trại để gà đá được đón ánh nắng. Tiêu diệt vi trùng và ký sinh trùng.
- Quét sạch sẽ lối đi của hành lang để ngăn ngừa bệnh tật cho gà Mía.
Tiêm phòng vắc xin cho gà
Một điều không thể bỏ qua chính là phải lên kế hoạch tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gà. Cụ thể là:
- Khi được 1 ngày tuổi, phải tiêm phòng bệnh Gumboro, Marek và dịch tả bằng cách nhúng ngập mũi.
- Được 10 ngày tuổi hãy phòng bệnh Gumboro là nhỏ thuốc vào mũi gà. Đây cũng là giai đoạn để phòng bệnh đậu gà bằng cách tiêm phòng ở vị trí dưới cánh gà.
- Gà được 21 tháng tuổi, thì tiêm phòng dịch tả cho gà mía, nhỏ mũi hoặc uống điều được.
- Ở khoảng 28 ngày tuổi thì tiếp tục phòng bệnh Gumboro bằng cách cho uống hay nhỏ cũng được.
- Lúc gà đến 56 ngày tuổi, phòng bệnh dịch tả cho gà bằng cách cho uống vắc xin.
- Vào 105 ngày tuổi, bắt đầu phòng bệnh CRD bằng cách chích vào vị trí bắp của gà.
Kết luận
Trên đây là những thông tin kiến thức, quan trọng liên quan đến giống gà mía mà Sv388 xin gửi đến mọi người. Hy vọng sẽ mang đến những điều bổ ích cho việc chăn nuôi cũng như sử dụng Gà Mía.
>>Xem thêm: Gà Đá Ấn Độ – Cách Nhận Biết Và Huấn Luyện Đúng Cách